Dành cho Cơ quan, Doanh nghiệp

Trang chủ  Giới thiệu  Đoàn đại biểu Quốc hội
CHÂN DUNG VÀ TIỂU SỬ TÓM TẮT CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA VII

Đại biểu Hoàng Anh

Năm sinh:  28 / 3 / 1912.

Quê quán:  xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên  Huế.

Khi Việt Minh chuẩn bị giành chính quyền tại Thừa Thiên Huế, Ông được giao công tác tiếp xúc và vận động các bộ trưởng trong Chính phủ Trần Trọng Kim. Ngày 23 tháng 8, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập, Ông được cử làm Phó Chủ tịch.

Tháng 1 năm 1946, Ông trúng cử là Đại biểu Quốc hội khóa I của đơn vị bầu cử tỉnh Thừa Thiên. Tháng 2 năm 1951, tại Đại hội đại biểu lần II của Đảng, Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Ông được Trung ương điều ra Bộ Quốc phòng tham gia Tổng quân ủy với cấp bậc Đại tá, phụ trách theo dõi thi hành Hiệp định Genève-1954. Sau Hiệp định Genève, ông ở lại miền Bắc, tiếp tục công tác trong Quân ủy Trung ương, là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 6 năm 1958, Ông được phê chuẩn bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính và tháng 11 năm đó được bổ sung vào Ban Bí thư.

Năm 1960, Ông là một trong 4 đại biểu lưu nhiệm của tỉnh Thừa Thiên tại Quốc hội khóa II và tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, được bầu vào Ban Bí thư.  Năm 1964, ông tiếp tục là đại biểu lưu nhiệm của tỉnh Thừa Thiên tại Quốc hội khóa III và được tái bổ nhiệm Bộ trưởngBộ Tài chính. Tháng 11 năm 1967, Ông thôi nhiệm Bộ trưởng, được phân công làm Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu Trị Thiên.

Tháng 4 năm 1971, Ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Trung ương.

Tại Quốc hội thống nhất khóa VI, Ông trúng cử vào Đại biểu Quốc hội và được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu lần IV của Đảng, Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Tháng 2/1977, Ông được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính lần thứ 2 và giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu vào tháng 5 năm 1982.


 

 

Đại biểu Nguyễn Đình Chi

(1909 - 1997)

 

 

Năm sinh: 19/4/1909

Quê quán:  làng Hưng Thạnh, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Bà Nguyễn Đình Chi còn có tên gọi là Đào Thị Xuân Yến

Năm 1923, Bà ra Huế học ở trường Đồng Khánh. Tháng 4-1927, Bà đã tổ chức lãnh đạo cuộc bãi khoá của học sinh nên bị nhà trường thực dân đuổi học. Bà liền tham gia Nữ công học hội của nữ sử Đạm Phương rồi ra Hà Nội học nghề dệt vải; hưởng ứng phong trào thực nghiệp để canh tân tự cường. Năm 1940, Bà về sống ở phủ An Hiên - thôn Xuân Hòa (cũ) nay thuộc phường Hương Long. Bà đã chú tâm kiến tạo An Hiên thành một ngôi nhà vườn cổ tiêu biểu, độc đáo.

Sau ngày Cách mạng tháng tám thành công, Bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội Liên Việt Thừa Thiên. Năm 1952 làm hiệu trưởng trường Đồng Khánh; đến năm 1955 bà xin từ chức phản đối chính quyền tay sai thân Mỹ Ngô Đình Diệm đã ép buộc nữ sinh Đồng Khánh đi biểu tình chống Cộng và ủng hộ chế độ độc tài Diệm- Nhu. Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968), Bà thoát ly ra vùng giải phóng, giữ chức Phó Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình thành phố Huế, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ năm 1969 đến năm 1976, là Uỷ viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Từ năm 1973-1975, là uỷ viên Uỷ ban đòi Mỹ - Nguỵ trao trả đồng bào yêu nước bị giam cầm trái phép.

Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam năm 1977 và Đại hội lần thứ hai MTTQVN năm 1983 đã bầu Bà làm Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội lần thứ ba MTTQVN năm 1988 được bầu làm Ủy viên Đoàn chủ tịch. Đại hội lần thứ tư MTTQVN năm 1994 Bà được tín nhiệm cử làm Ủy viên danh dự.

Bà là đại biểu Quốc hội khoá VI và khoá VII

Bà mất ngày 29/6/1997 tại Huế.


 

Đại biểu Nguyễn Đình Đấu

 

 

Năm sinh:  10/07/1956

Quê quán: phường Thủy Phương, Thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

Ông bắt đầu tham gia công tác từ năm 1976 và từng là Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Bình Trị Thiên.

Tại địa phương, Ông đã đảm nhiệm các chức vụ như Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã; Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hương Thủy; đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 1994-1999

Từ 1997-1999, Ông được HĐND tỉnh bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 1994-1999

Từ năm 2000-2004, Ông được tổ chức phân công làm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế

Từ 2005 – 2015, Ông được điều động làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Từ 2010-2015, Ông là Tỉnh ủy viên-Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; đại biểu HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2011-2016.

Ông là đại biểu Quốc hội Khóa VII, ứng cử trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

 

 

 

Đại biểu Nguyễn Duy Gia

 

Năm sinh: 01/01/1936

Quê quán:  huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Ông được Nhà nước cử đi du học tại Cộng hòa dân chủ Đức.

Năm 1974, Ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học kinh tế tại trường Đại học Tổng hợp Humboldt-Beclin-Cộng hòa Dân chủ Đức.

Ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Namtừ 3/1981 đến 6/1986

Năm 1989, Ông được Nhà nước phong hàm giáo sư.

Ngày 01/12/1991, Ông được bổ nhiệm  làm Hiệu trưởng Trường Hành chính Quốc gia. 

Ngày 06/7/1992, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia theo Nghị định số 253-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Duy Gia được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện cho đến năm 1997.

Ông là đại biểu Quốc hội các Khóa V( ứng cử tại Nam Hà) và Khóa VII (ứng cử tại Thừa Thiên Huế)

 


 

Đại biểu Trần Phước Hinh

 

Năm sinh:  10/8/1954

Quê quán:  xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ tháng 1/1967 đến tháng 3/1975, Ông tham gia hoạt động làm cơ sở cách mạng tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền.

Từ tháng 4/1975 đến tháng 11/1976 là Phó Trưởng ban rồi Trưởng ban An ninh xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền.

Từ tháng 12/1976 đến tháng 5/1987, Ông là Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND xã Quảng Phước, đại biểu HĐND tỉnh Bình Trị Thiên nhiêm kỳ 1983 – 1985. Từ tháng 6 năm 1987 đến tháng 12 năm 1988, ông là Bí thư Đảng ủy xã Quảng Phước, huyện Hương Điền. Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy nhiệm kỳ 1986 – 1988.

Từ tháng 1/1989 đến tháng 12/1991, Ông là Ủy viên ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Hương Điền, huyện ủy Quảng Điền (sau khi chia tách huyện).

Từ tháng 1/1992 đến tháng 11/1994 giữ cương vị Phó Bí thư thường trực Huyện ủy huyện Quảng Điền.

Từ tháng 12/1994 đến tháng 8/2008, Ông là Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện sau đó được bầu làm Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quảng Điền. Đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2005 – 2010.

Từ tháng 9/2008 đến tháng 8/2014, Ông là Tỉnh ủy viên khóa XIII, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Ông bắt đầu nghỉ hưu từ tháng 9 năm 2014.

Ông là Đại biểu Quốc hội các Khoá VII, Khóa VIII ứng cử tại địa bàn Thừa Thiên Huế.

 

 

 

 


 

Đại biểu Nguyễn Đình Ngộ

 

 

Năm sinh: 20/12/1935

Quê quán: xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sau khi tốt nghiệp đại học và lấy bằng Phó tiến sĩ Hóa học, Ông tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại trường Đại học sư phạm Hà Nội từ 1967-1975. Ông đã từng đảm nhiệm các vị trí như Đảng ủy viên; Bí thư Đảng ủy; Phó chủ nhiệm Khoa Hóa trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Sau khi miền Nam giải phóng, Ông trở về công tác tại quê nhà và đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ty (1975-1981) và Trưởng ty Giáo dục tỉnh Bình Trị Thiên (1981-1985) 

Từ 1985-1989, Ông được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên. Trong giai đoạn này, Ông tham gia Quốc hội khóa VII và là Ủy viên Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội.

Từ năm 1989, Ông làTỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và là Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Khóa VIII

Nhiệm kỳ 1992-1997, Ông được bầu vào Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQVN  tỉnh Thừa Thiên Huế; Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Khóa IX.

Sau khi nghỉ hưu, Ông tham gia sáng lập và làm Hiệu trưởng Trường Đại học dân Lập Phú Xuân-Huế

Ông là đại biểu Quốc hội liên tục trong ba khóa VII, VIII và IX, ứng cử trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

 

 

 

 

 


 

Đại biểu Hồ Đức Vai

 

Năm sinh:  01/01/1940

Quê quán:  xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 1961, Ông tham gia du kích tại địa phương và được giao nhiệm vụ làm tiểu đội trưởng.

Với nhiều thành tích trong chiến đấu, ngày 5 tháng 5 năm 1965, Hồ Đức Vai được Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Khi được tuyên dương Anh hùng Ông là xã đội trưởng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Anh hùng LLVTND Hồ Đức Vai là người dân tộc thiểu số đầu tiên ở miền Nam được phong Anh hùng LLVTND; người được gặp Bác Hồ 5 lần. Đặc biệt, là người đầu tiên tự nguyện mang họ Hồ để về phổ biến trong đồng bào các dân tộc thiểu số và được Bác Hồ đặt tên là Hồ Đức Vai. Ông cũng là biểu tượng cho sự chiến đấu ngoan cường, mưu lược một thời của dân tộc Việt Nam.

Trong quá trình tham gia quân đội, ông lần lượt giữ chức vụ như: chỉ huy trưởng của đội du kích xã Thượng Ninh; Chính trị viên; chỉ huy trưởng BCH quân sự huyện A Lưới; chỉ huy bộ đội biên phòng các đồn 629, 633. Bí thư Đảng ủy quân sự huyện.

Sau khi chuyển ngành, ông tham gia công tác tại cơ quan Huyện ủy phụ trách Trưởng ban dân vận trực tiếp làm Chủ tịch Mặt trận huyện A lưới và giữ cương vị là Ủy viên Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh, Chủ tịch Mặt trận TQVN huyện A Lưới cho đến khi nghỉ hưu.

Ông vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng 12 huân - huy chương các loại, gồm: Huân chương Quân công hạng III; Huân chương Chiến công hạng I, II, III; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng I, II; Huy hiệu 45 tuổi Đảng;… cùng nhiều giấy khen, bằng khen khác.

Ông là đại biểu Quốc hội các Khóa VI, VII, ứng cử trên địa bàn Thừa Thiên Huế và là thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

 


 

Đại biểu Vũ Thắng

 

 

Năm sinh: 01/01/1926.

Quê quán: xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ năm 19 tuổi, Ông tham gia Đoàn thanh niên cứu quốc ở địa phương, rồi gia nhập giải phóng quân Trần Cao Vân. Từng giữ chức vụ Chính trị viên phó, Bí thư  Đảng ủy Tiểu đoàn 319, Trung đoàn 101. Chính ủy Trung đoàn 101, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 325, Ủy viên Đảng ủy Quân khu IV.

Năm 1963, Ông nhận nhiệm vụ trở lại miền Nam với chức vụ mới là Phó chính ủy Quân giải phóng Phân khu Bắc, Ủy viên liên Tỉnh ủy Trị Thiên. Năm 1965 là Khu ủy viên khu ủy Trị Thiên Huế, Chính trị viên tỉnh đội Thừa Thiên Huế.

Từ năm 1969-1974, Ông giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy kiêm Chính trị viên tỉnh đội Thừa Thiên Huế.

Từ tháng 2/1974-4/1975, Ông đảm nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 15/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giải thể Khu ủy Trị Thiên Huế, kiện toàn Tỉnh ủy và các đơn vị bộ đội, Ông được cử làm Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Trong thời kỳ nhập tỉnh, Ông từng được bầu giữ các chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên nhiệm kỳ 1977-1978; Chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên nhiệm kỳ 1981-1985.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ III (vòng 2) Ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy

Ngày 5/11/1986, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ nhất (khóa IV),Ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, Ông  được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (Nhiệm kỳ 1991-1996) 

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa V, VI, VII.

Ông là đại biểu Quốc hội Khóa VII, ứng cử trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Ông mất năm  2000 tại Thành phố Huế.


 

Đại biểu Chế Lan Viên

(1920-1989)

 

Năm sinh: 01/01/1920

Quê quán: xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan. Ông còn có các bút danh như Thạch Hãn, Chàng Văn…

Năm 1939, Ông ra Hà Nội học, sau đó vào làm báo ở Sài Gòn, rồi đi dạy ở Thanh Hóa. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, ông cộng tác với báo Quyết Thắng ở Trung Bộ, làm báo ở Bình Trị Thiên, có khi ở Thanh Hóa. Sau 1954, Ông làm việc tại Hà Nội, từng giữ nhiều chức vụ trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Ông là một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại xuất sắc thế kỷ XX. Ông để lại các tập thơ chính như: Điêu tàn, Gửi các anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới, Hoa trước lăng Người, Hái theo mùa, Hoa trên đá, Thư gửi cho mình. Ngoài ra Ông còn có những tập văn xuôi và lý luận phê bình: Vàng sao, Thăm Trung Quốc, Những ngày nổi giận, Giờ của số thành, Suy nghĩ và bình luận, Nghĩ cạnh dòng thơ, Phê bình văn học, Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân.

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1946, đại biểu Quốc hội từ khóa IV, đến VII. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. 

Do công lao đóng góp cho cách mạng và nền văn học nước nhà, ông được Đảng, Nhà nước ta tặng Huân chương Độc lập hạng Hai, giải A Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 1994, 1995, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 1996

Ông mất năm 1989

 Bản in]