Trang chủ  Tin tức sự kiện  Thông tin Quốc hội và đại biểu Quốc hội
ĐẠI BIỂU NGUYỄN THỊ SỬU (ĐOÀN THỪA THIÊN HUẾ): CẦN LUẬN GIẢI TƯỜNG MINH QUYỀN TỰ MÌNH KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÌ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
Cập nhật:26/05/2023 2:25:15 CH
ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế). Ảnh: Văn Anh
ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế). Ảnh: Văn Anh
Cần luận giải tường minh quyền tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng” của người tiêu dùng tại Điều 50 nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng thực tế. Đây là kiến nghị của ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) tại tại hội trường tại kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV sáng nay, 26.5.

Theo đại biểu, dịch vụ và dịch vụ công là đối tượng của NTD, nằm trong phạm vi điều chỉnh của dự Luật này đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khẳng định. Tuy nhiên, chưa được rà soát, bổ sung đầy đủ trong các điều, khoản, điểm liên quan trong Luật.

Theo đại biểu, một số mối quan hệ pháp lý cần được bổ sung. Cụ thể, tại Điều 1, trong phạm vi điều chỉnh, kiến nghị bổ sung mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công với công dân, tổ chức. Vì cơ quan nhà nước không phải là một tổ chức kinh doanh và hoạt động không vì lợi nhuận.

Tương tự, tại khoản 2 Điều 3 đề nghị bổ sung giải thích từ ngữ “Cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công” để đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất trong dự thảo luật.

Cụm từ “nhằm mục đích sinh lợi” tại Khoản 2, Điều 3, đại biểu kiến nghị UBTVQH nghiên cứu sửa đổi thành “nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, khoản 21, Điều 4 định nghĩa rõ: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Do đó để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong dự thảo luật và giữa các luật khác trong hệ thống pháp luật.

Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương (Điều 8) dự thảo Luật quy định, người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp là điều hoàn toàn phù hợpĐBQH Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) kiến nghị, tại điểm đ, xem xét, nâng quy định thời gian phụ nữ nuôi con từ 12 tháng lên 36 tháng tuổi cho phù hợp, thống nhất với Luật Trẻ em quy định tại Điều 43, khoản 3 và các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến bảo vệ bà mẹ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Bổ sung 1 điểm gọi là điểm h đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vào nhóm các đối tượng yếu thế theo Điều 24, khoản 2Bộ Luật dân sự (“Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác”.

Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng, tại điểm d, khoản 3, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) kiến nghị bổ sung cụm từ “đầy đủ và chính xác” vào trước “kết quả phản hồi, đánh giá” để đảm bảo ràng buộc và công khai khi xử lý các phản ánh, đánh giá của người tiêu dùng.

Đại biểu cũng kiến nghị cần luận giải tường minh quyền “Tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng” của NTD tại Điều 50 nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng thực tế.


 Bản in]